HOTLINE Miền Bắc

093537 5555 | HOTLINE Miền Nam 093537 5555

Công nghệ chưng cất nhựa thông, nâng cao chất lượng và hiệu suất thu hồi

cong-nghe-nhua-thongCông nghệ chưng cất là một trong ba quy trình công nghệ chính của quá trình chế biến nhựa thông. Quá trình chưng cất có vai trò quyết định không những cải thiện về chất lượng mà còn nâng cao hiệu suất thu hồi sản phẩm tinh dầu thông và colophan.

Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Viện CĐNN & CNSTH) đã hoàn thiện quy trình công nghệ chưng cất nhựa thông ứng dụng trong điều kiện sản xuất trên dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất colophan và tinh dầu thông, quy mô 5.000 tấn sản phẩm/năm tại Công ty cổ phần thông Quảng Phú – Quảng Trị, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống thiết bị chưng cất chân không theo sơ đồ (hình 1) và mô hình thực tế thuộc dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất colophan và tinh dầu thông, quy mô 5.000 tấn sản phẩm/năm tại Công ty cổ phần thông Quảng Phú – Quảng Trị. Thiết bị chưng cất (1) làm việc gián đoạn với năng suất 3000 kg dịch nhựa/mẻ. Nguồn cấp nhiệt bằng hơi quá nhiệt với 2 hình thức gia nhiệt gián tiếp thông qua thiết bị trao đổi nhiệt kiểu calorife và trực tiếp thông qua bộ sục hơi. Quá trình ngưng tụ hóa lỏng hỗn hợp hơi dầu và nước tại thiết bị NT1 (2) và NT2 (3) lắp nối tiếp. Trong đó, thiết bị NT1 nhờ bơm (10) tuần hoàn nước làm mát bằng tháp giải nhiệt (9) và thiết bị NT2 nhờ bơm nước lạnh (11) tuần hoàn qua bể nước lạnh (8) được làm lạnh nhờ tổ hợp máy lạnh nước kiểu Chiller (7). Tháp giải nhiệt được thiết kế đồng thời giải nhiệt cho thiết bị NT1 và thiết bị ngưng tụ của tổ hợp máy lạnh Chiller. Với thiết kế này, quá trình ngưng tụ hỗn hợp hơi dầu và nước nhờ 2 nguồn nước giải nhiệt có nhiệt độ khác nhau, trong đó nguồn nước lạnh tuần hoàn qua thiết bị NT2 có thể điều khiển được với nhiệt độ phù hợp trong quá trình chưng cất.

Hai máy hút chân không kiểu vòng nước (6) (trong đó 1 máy hút chân không dự phòng) và bình chân không (5), để tạo được áp suất thấp trong thiết bị chưng cất nhằm tăng động lực cho quá trình bay hơi. Nhiệm vụ chính của máy hút chân không là hút khí không ngưng trong hệ thống, nếu thiết bị NT1 và thiết bị NT2 làm việc không hiệu quả, khi đó lượng hơi dầu có xu hướng kéo về máy hút chân không rồi xả ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường, giảm tỷ lệ thu hồi sản phẩm, mặt khác gây quá tải và hư hỏng cho máy hút chân không. Để hạn chế mức độ tổn thất hơi dầu trong hệ thống lắp thiết bị ngưng tụ 3 (4), nhằm thu hồi lượng hơi dầu xả từ máy hút chân không, trước khi thải khí không ngưng ra ngoài môi trường.

Quá trình phân ly tách dầu và nước được thực hiện tại thiết bị phân ly. Sản phẩm colophan sau mỗi mẻ chưng cất được tháo xả tại van đáy của thiết bị chưng cất và đóng rót trực tiếp vào thùng sản phẩm.Tổng hợp từ số liệu sản xuất cho thấy với nhiệt độ chưng cất khoảng 1650C tương ứng dải nhiệt độ nước lạnh giải nhiệt từ 5-7,50C, thời gian chưng cất từ 105 đến 110 phút là chế độ chưng cất hợp lý cho chất lượng sản phẩm khá ổn định với các chỉ tiêu chất lượng: nhiệt độ chảy mềm 78,5-79,20C, chỉ số axit 173,5-181 mgKOH/g, hàm lượng chất không xà phòng hoá 2,9-2,92%, hàm lượng nước 0,08-0,09% và màu sắc cảm quan đạt mức loại X. Như vậy từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm so với thực tế sản xuất, một số chỉ tiêu chất lượng có sự biến động mà lớn nhất là chỉ số axit, tuy vậy vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Điều này cũng nhận định rằng yếu tố nguyên liệu đầu vào có tính khác biệt về thành phần hóa học ở những thời điểm thu hoạch khác nhau. tinh dầu thông

Sau quá trình sản xuất thử nghiệm, Viện CĐNN & CNSTH đã khảo nghiệm và đánh giá về chất lượng của sản phẩm colophan và tinh dầu thông. Các kết quả thu được cho thấy, sản phẩm colophan đã cải thiện được chất lượng và vượt trội so với tiêu chuẩn Việt Nam, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo tiêu chuẩn thương mại quốc tế (ASTM và ISO 412-1976). Đối với sản phẩm tinh dầu thông đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam.Một số chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật:- Tỷ lệ thu hồi sản phẩm với nguyên liệu miền Trung đạt 88,7%- Chi phí điện là 18,4 kWh/tấn nguyên liệu nhựa thông.- Chi phí than là 58,6 kg/tấn nguyên liệu nhựa thông.- Chi phí nước là 1,3 m3/tấn nguyên liệu nhựa thông.So sánh với dây chuyền thiết bị theo công nghệ xuất xứ từ Nhật Bản tại Công ty cổ phần thông Quảng Ninh:- Chi phí nhiên liệu (điện, nước, than) giảm khoảng 50%.- Thời gian chưng cất giảm khoảng 60 phút- Năng suất chế biến tăng 44,4%- Tỷ lệ thu hồi sản phẩm tăng 4,1%

Categorised in:

This post was written by admin